Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Mối ghép then hoa răng chữ nhật

 Mối ghép then hoa răng chữ nhật:

     Trích dẫn: Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí - Tập 1 trang 176 - Trịnh Chất - Lê Văn Uyển.
    
    * Một số chế độ dung sai lắp then hoa răng chữ nhật:
            Do việc chế tạo đảm bảo kích thước đường kính chân then hoa trên trục gặp nhiều khó khăn nên ưu tiên sử dụng chế độ lắp then hoa theo đường kính ngoài trục và mặt bên răng then hoa.















Mối ghép then bằng

 Bảng thông số then bằng:

  Trích dẫn: Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí - Tập 1 trang 173 - Trịnh Chất - Lê Văn Uyển.

        + Đã sửa lại dòng >22... 30: giá trị t2 sửa từ 2,8 thành 3,3 (tài liệu gốc bị lỗi in ấn).

* Chế độ dung sai lắp then bằng:


Mối ghép then hoa răng thân khai

* Bảng thông số then hoa răng thân khai:



* Một số chế độ dung sai lắp then hoa răng thân khai:

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Bộ truyền trục vít - bánh vít

* Bộ truyền trục vít - bánh vít dùng để truyền chuyển động giữa 2 trục chéo nhau, góc giữa 2 trục thường là 90 độ. 

* Một số loại trục vít:

* Đặc điểm:

        Trục dẫn động là trục vít.

        Bộ truyền trục vít - bánh vít có tính chất tự hãm.

        Tỉ số truyền lớn.

        Làm việc êm.

        Hiệu suất thấp do có sự trượt giữa trục vít và bánh vít.

    



* Các thông số cơ bản:

    + Mô-đun: m

    + Số đầu mối trục vít: Z1

    + Hệ số đường kính: q

    + Số răng bánh vít: Z2

    + Góc áp lực

    + Góc vít

    + Hướng vít

    + Khoảng cách trục


* Vật liệu chế tạo trục vít, bánh vít:

    + Trục vít là trục dẫn động chịu tải lớn nên thường được chế tạo bằng thép:

    + Bánh vít là bánh bị động chịu tải nhẹ hơn nên thường được chế tạo bằng vật liệu kém bền hơn trục vít. Tuy nhiên, bánh vít còn chịu ma sát trượt với trục vít nên để giảm ma sát trong quá trình làm việc, bánh vít thường được chế tạo bằng hợp kim màu như là: hợp kim đồng (đồng thanh, đồng niken). Việc sử dụng hợp kim màu chế tạo bánh vít có tác dụng giảm ma sát trong quá trình làm việc.

        Đồng có độ bóng mài mòn cao, có khả năng thấm dầu bôi trơn tốt.

        Đồng có tính dẫn nhiệt tốt, tản nhiệt nhanh.

        

        

– Khi truyền công suất nhỏ (dưới 3kW), nên dùng trục vít Acsimet hoặc Covôlut không mà Trục vít được làm bằng thép C35, C45, C50, C35CrCu, tôi cải thiện có độ rắn bề mặt dưới 350 HB.
– Khi truyền công suất trung bình và lớn, người ta dùng trục vít thân khai có mà Thường dùng loại thép C40Cr, 40CrNi, 12CrNi3Al, 20CrNi3Al, 30CrMnPbAl, tôi đạt độ rắn bề mặt 45 ÷50 HRC. Sau khi cắt ren, tôi bề mặt ren, sau đó mài ren và đánh bóng. Trục vít tôi thường dùng ăn khớp với bánh vít bằng đồng thanh.
– Bánh vít trong các bộ truyền kín có vận tốc trượt vtr <=5 m/s, được làm bằng đồng thanh không thiếc, như: BCuAl9Fe4, BCuAl10Fe4Ni4; hoặc đồng thau LCu66Al6Fe3Mg2, LCu58Mg2Pb2.
Nếu vận tốc trượt trong khoảng 5 ÷ 12 m/s, bánh vít được chế tạo bằng đồng thanh ít thiếc, như: BCuSn6Zn6Pb3, BCuSn5Zn5Pb5.
Nếu vận tốc trượt lớn hơn nữa, có thể dùng đồng thanh nhiều thiếc, như: BCuSn10P1, BCuSn10NiP.


        

        Trong các bộ truyền quay tay hoặc công suất nhỏ, bánh vít được chế tạo bằng gang như là: GX10, GX15, GX18, GX20. Trường hợp này dùng trục vít bằng thép C35, C40, C45, tôi cải thiện đạt độ cứng 300 HB ÷ 350 HB.



Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Đo diện tích hình phẳng trong Autodesk Inventor

             Trong môi trường bản vẽ chi tiết 3D (Part) và lắp ghép (Assembly) của Autodesk Inventor cung cấp công cụ đo diện tích của hình phẳng (Area).

            Từ đó xác định nhanh chóng, chính xác diện tích của hình phẳng.

            Sử dụng lệnh Are:

            + Mở bản vẽ chi tiết 3D (Part) hoặc lắp ghép (Assembly).

            + Truy cập bảng lệnh Inspect (kiểm tra) → Kích biểu tượng nút lệnh Area.

            + Chọn hình phẳng/bề mặt phẳng cần đo diện tích.

            → Xuất hiện giao diện thông báo kết quả đo diện tích.

Vẽ đoạn thẳng trong phác thảo 2 chiều (2D Sketch) - Lập trình Autodesk Inventor (API)

         Vẽ đoạn thẳng trong phác thảo 2 chiều (2D Sketch) trong môi trường Autodesk Inventor VBA/API thực hiện theo trình tự sau:

        * Môi trường VBA:


        * Môi trường ngôn ngữ lập trình độc lập bên ngoài Autodesk Inventor:



        Tham khảo: Draw Sketch Line - Autodesk Inventor programming

https://www.youtube.com/watch?v=SgN1qKOZF7c

                          2D SketchLine - Stair - Autodesk Inventor programming

Kích hoạt phác thảo 2D (2D Sketch) đã có - Lập trình Autodesk Inventor

Tạo phác thảo 2D mới (2D Sketch) - Lập trình Autodesk Inventor (API)

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Bộ truyền động Thanh răng - Bánh răng

        * Các thông số cơ bản:
                + Mô-đun: m
                +  Số răng bánh răng: Z
                + Góc áp lực: 20 độ
                + Góc nghiêng răng: Beta
                + Hướng nghiêng răng:
                + Đường kính đỉnh răng:
                + Đường kính chia:
                + Đường kính chân răng:
 
        Tham khảo: Rack and pinion gear - Autodesk Inventor

2-Môi trường thiết kế chi tiết 3D (Part document) - PHÁC THẢO 2 CHIỀU (2D Sketch)

         Phác thảo 2 chiều (2D Sketch)

Tạo bản vẽ chi tiết 3D mới - Lập trình Autodesk Inventor

Máy xúc đá 1∏∏H5

 




Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Khớp nối 2 trục song song (Linkage couple offset shafts)

            Tham khảo: Linkage couple offset shafts.

https://www.youtube.com/watch?v=cO3fuOpycDk&t=78s

Đo chu vi (chiều dài đường biên) của hình phẳng trong Autodesk Inventor

           Trong môi trường bản vẽ chi tiết 3D (Part) và lắp ghép (Assembly) của Autodesk Inventor cung cấp công cụ đo chu vi (chiều dài đường biên) của hình phẳng thông qua lệnh Loop.

            Từ đó xác định nhanh chóng, chính xác chiều dài đường biên.

            Sử dụng lệnh Loop:

            + Mở bản vẽ chi tiết 3D (Part) hoặc lắp ghép (Assembly).

            + Truy cập bảng lệnh Inspect (kiểm tra) → Kích biểu tượng nút lệnh Loop.

            + Chọn hình phẳng cần đo chu vi.

            → Xuất hiện giao diện thông báo kết quả đo chu vi.

Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ ăn khớp trong trong Autodesk Inventor

Môi trường chi tiết 3D (Part) - Phác thảo 2 chiều (2D Sketch) - P2

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

Bộ truyền bánh răng côn

 Bộ truyền bánh răng côn có 2 trục vuông góc (90 độ)



* Các thông số cơ bản:

    + Mô-đun pháp tuyến mặt mút ngoài: m

    + Số răng: Z

    + Góc áp lực/góc ăn khớp: Alfa

    + Góc giữa 2 trục của 2 bánh răng côn ăn khớp:

    + Góc côn đỉnh:

    + Góc côn chia:

    + Góc côn chân:

    + Kiểu răng: Thẳng, cung tròn

    + Góc nghiêng răng: Đối với răng kiểu cung tròn, góc nghiêng theo TCVN là 35 độ.

    + Hướng nghiêng:


Lưu ý: 

    Chiều cao răng mặt mút ngoài của bánh răng côn răng thẳng là 1,888.m.

    Chiều cao răng mặt mút ngoài của bánh răng côn răng cung tròn là 1,888.m.


Tạo và quản lý các dự án làm việc (Project) trong Autodesk Inventor




            Tham khảoTạo và quản lý các dự án làm việc (Projects)

Đổi màu nền vùng đồ họa trong Autodesk Inventor

         Trong quá trình làm việc, người dùng có thể thay đổi màu nền vùng đồ họa của phần mềm (Autodesk Inventor) để phù hợp mục đích sử dụng hay sở thích, cá tính của mình.

        Màu nền vùng đồ họa mặc định của phần mềm (Autodesk Inventor 2017) trong môi trường chi tiết 3D (Part), lắp ghép (Assembly) là màu xám biến đổi liên tục:


             Để thay đổi màu nền vùng đồ họa mặc định của phần mềm trong môi trường chi tiết 3D (Part), lắp ghép (Assembly), thao tác như sau:
               Truy cập bảng lệnh Tool → Application Options:


                 → Truy cập bảng Colors:
        

                Lựa chọn màu cần thay đổi hoặc chèn ảnh nền cá nhân cho nền vùng đồ họa.
                → Kích Apply để xác nhận thay đổi → Việc thay đổi màu nền đã xong!

                VD: Đổi màu nền vùng đồ họa từ màu mặc định sang màu trắng.







            

Bộ truyền động bánh răng - Vành chốt (Pin - Gear drive)

            Tham khảo: Pin Gear drive.



https://www.youtube.com/watch?v=1qB8xmWVh34&t=34s

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Máy xúc lật hông





Kiểm tra chồng lấn, giao nhau giữa các chi tiết (interference) trong môi trường lắp ghép Autodesk Inventor

        Trong môi trường lắp ghép (Assembly) của Autodesk Inventor cung cấp công cụ kiểm tra chồng lấn, giao nhau giữa các chi tiết (Analyze interference): .

        Công cụ này giúp người dùng kiểm tra sự chồng lấn/giao nhau giữa các chi tiết lắp ghép. Từ đó kiểm soát các chế độ lắp ghép, va chạm giữa các chi tiết.

        Sử dụng lệnh Analyze interference:

        + Mở bản vẽ lắp ghép chứa ít nhất 2 chi tiết.

        + Truy cập bảng lệnh Inspect (kiểm tra) → Kích biểu tượng nút lệnh Analyze interference, xuất hiện giao diện Interference Analysis:


                * Define Set # 1: Lựa chọn chi tiết/cụm chi tiết thứ nhất.
                * Define Set # 2: Lựa chọn chi tiết/cụm chi tiết thứ hai.
            Nếu  các chi tiết/cụm chi tiết lựa chọn không có sự chồng lấn/giao nhau thì xuất hiện thông báo:

            
            Nếu  các chi tiết/cụm chi tiết lựa chọn có sự chồng lấn/giao nhau thì xuất hiện thông báo:


        Thông báo cảnh báo có sự chồng lấn/giao nhau giữa 2 chi tiết/nhóm chi tiết và thông báo phần thể tích chồng lấn.



Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Bộ truyền bánh răng trụ tiêu chuẩn

 Bộ truyền bánh răng trụ tiêu chuẩn có biên dạng răng tạo bởi đường cong thân khai, góc áp lực 20 độ.



* Các thông số cơ bản:

    + Mô-đun: m

    + Số răng: Z

    + Góc áp lực: 𝛼 = 20 độ

    + Góc nghiêng răng: 𝛽

    + Hướng nghiêng: Trái; Phải; Thẳng.

    + Đường kính đỉnh răng: da = m.(Z + 2)

    + Đường kính chia: d = m.Z/cos(𝛽)

    + Đường kính chân răng: df = m.(Z - 2,5)

    + Đường kính vòng tròn lăn: db = m.Z.cos(𝛼)

    + Khoảng cách trục: A = m.(Z1 + Z2)/cos(𝛽)

    + Chiều dài pháp tuyến chung: L

Ghi chú: Giá trị mô-đun lấy theo dãy tiêu chuẩn, không nên lấy theo giá trị tùy ý để thuận tiện quy trình gia công cắt gọt bánh răng.




Khớp nối (trục) kiểu chữ thập (Oldham coupling)

      
       Chức năng: Nối 2 trục độc lập với nhau để truyền chuyển động quay từ trục chủ động sang trục bị động.

        Ưu điểm: Bù được độ lệch tâm lớn giữa 2 trục chủ động và bị động.

        Nhược điểm: Truyền chuyển động không êm, độ mài mòn lớn.

        Tham khảo: Oldham Coupling (khớp nối trục kiểu chữ thập)

https://www.youtube.com/watch?v=RxWRoFqNhD0&t=57s

   

Xuất biên dạng chính xác của bánh răng trụ thân khai (INVOLUTE SPUR GEAR) trong Autodesk Inventor

        Phần mềm Autodesk Inventor cung cấp cho người dùng các công cụ mạnh mẽ, trong đó có công cụ thiết kế bộ truyền bánh răng trụ (Spur gear, biên dạng răng thân khai).

        Công cụ này giúp người dùng tính toán chính xác, nhanh chóng các thông số kỹ thuật và đưa ra mô hình 3D của bộ truyền bánh răng cần thiết kế.

        Dù vậy, biên dạng của bánh răng do phần mềm Autodesk Inventor (gọi tắt là phần mềm) đưa ra chỉ mang tính chất minh họa:

       + Các đường cong thân khai của biên dạng răng được thay thế bằng các cung tròn tương đương (gần đúng).

        + Các cung tròn tại vị trí chân răng chưa được thể hiện.


Mô hình 3D bánh răng trụ do phần mềm Autodesk Inventor đưa ra.

        Việc mô hình 3D của phần mềm đưa ra mang tính chất minh họa bởi lý do sau:

        + Cấu hình máy tính hiện tại vẫn chưa đạt sức mạnh mong muốn nên cần được sử dụng tối ưu: Bằng cách lược bớt các thao tác không hoặc chưa cần tới độ chính xác cao để tăng tốc độ xử lý, thực hiện công việc.

        Tuy nhiên, phần mềm cũng đưa ra công cụ để người dùng xuất ra biên dạng chính xác của bánh răng thân khai khi cần thiết.

           Sử dụng lệnh Export tooth shape để lấy ra biên dạng chính xác của răng:


            Xuất hiện bảng lệnh Export tooth shape:

            Chọn các thông số trong bảng lệnh:

                Chọn bánh răng cần lấy biên dạng chính xác:

                 + Pinion: Bánh chủ động.

                + Gear: Bánh bị động.       

            Chọn nhập các thông số về dung sai, khe hở răng ...

        Kích nút lệnh OK để lấy biên dạng chính xác của răng:


           Sử dụng lệnh Extrude để cắt rãnh giữa các răng:

        Nhân bản rãnh răng theo số răng của bánh răng:

        Bánh răng với biên dạng răng chính xác:

                Ẩn phác thảo 2D để dễ quan sát mô hình 3D:

            Biên dạng răng chính xác của bánh răng trụ răng thẳng (m5 Z20):

    Tham khảo: Export true involute gear profile in Autodesk Inventor

https://www.youtube.com/watch?v=wGGhyY9NIww

Tổng quan về lập trình ứng dụng trong Autodesk Inventor (API)

     Giao diện lập trình ứng dụng API (Application programming Interface) hay gọi tắt là lập trình ứng dụng.

    Lập trình điều khiển phần mềm Autodesk Inventor sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như: VB.Net, C++, C# ... Tuy nhiên ngôn ngữ lập trình nền tảng của phần mềm Autodesk Inventor (gọi tắt là phần mềm) là VB6.0 (do Microsoft phát hành năm 1998).

    Do vậy, nếu sử dụng ngôn ngữ lập trình VB6.0 có thể trực tiếp nhúng và chạy trong phần mềm mà không cần thao tác chuyển đổi.

Lấy lại hình chiếu gốc tọa độ trong phác thảo 2 chiều

        Trong khi thao tác với phác thảo 2 chiều (2D Sketch), người dùng có thể bị mất điểm tham chiếu (điểm chiếu) gốc tọa độ. Từ đó ảnh hưởng không thuận lợi tới các phép dựng hình, ràng buộc hình học.

        Để lấy lại điểm tham chiếu gốc tọa độ, người dùng thao tác như sau:

            Kích hoạt phác thảo 2 chiều (2D Sketch) bị mất điểm chiếu gốc tọa độ: 

            
            Chiều trục tọa độ X, Y trong phác thảo 2 chiều:


            Điểm chiếu gốc tọa độ bị mất (thường do bị xóa):


            Sử dụng lệnh Project Geometry để  chiếu đối tượng hình học lên phác thảo (2D):


            Kích mở thư mục Origin (chứa các đối tượng xác định hệ tọa độ làm việc). Kích chọn Center Point (gốc tọa độ):


            Gốc tọa độ được chiếu lên phác thảo 2 chiều.



        Tham khảo: Lấy lại hình chiếu gốc tọa độ trong 2D Sketch - Part/Autodesk Inventor nhanh

                    https://www.youtube.com/watch?v=FgmipBRzKGc


Thiết kế bộ truyền trục vít - Bánh vít (Worm gear) trong Autodesk Inventor

     Thiết kế bộ truyền trục vít - Bánh vít (Worm gear) trong Autodesk Inventor

Thiết kế bánh răng côn (Bevel gear) trong Autodesk Inventor

 Thiết kế bánh răng côn (Bevel gear) trong Autodesk Inventor

Thiết kế bánh răng trụ (Spur gear) trong Autodesk Inventor

     Bộ truyền bánh răng là một trong các bộ truyền động cơ bản trong lĩnh vực cơ khí. Phần mềm Autodesk Inventor cung cấp cho người sử dụng công cụ thiết kế nhanh chóng bộ truyền bánh răng.

        Trình tự thao tác như sau:

        + Mở một bản vẽ lắp ghép (Assembly).

        + Truy cập bảng Design.

        + 

1-Tổng quan phần mềm AUTODESK INVENTOR

      Phần mềm Autodesk® Inventor là phần mềm thiết kế cơ khí và kỹ thuật chuyên nghiệp của hãng Autodesk (Mỹ), nhờ khả năng mô hình hóa 3D có tham số (PartModeling), khả năng lắp ráp 3D (Assembly), khả năng tạo bản vẽ thiết kế 2D (Drawing), khả năng trình diễn động 3D (Presentation), môi trường tạo khuôn mẫu cùng rất nhiều chức năng hỗ trợ đắc lực khác (mô phỏng, phân tích lực, hệ thống thư viện chi tiết tiêu chuẩn đồ sộ…).

        Ở khía cạnh khác, phần mềm Autodesk® Inventor cho người dùng 2 môi trường sử dụng cơ bản là: Môi trường thiết kế thủ công (với sự thao tác của người kỹ sư thiết kế) và môi trường thiết kế tự động (môi trường ứng dụng mở cho người sử dụng phát triển thêm theo nhu cầu sử dụng, yêu thích…).

Phần mềm được thiết kế cho người sử dụng dựa trên nguyên tắc sau:

                Ý tưởng/Mẫu → Phác thảo → Mô hình hóa 3D → Lắp ghép → Trình diễn/Lập bản vẽ chế tạo 2D.

        Biểu tượng phần mềm (Autodesk Inventor 2017) trên màn hình chính của máy tính: .

        Giao diện khởi động của phần mềm:

                    Giao diện phần mềm sau khi khởi động xong:

        Các môi trường làm việc chính:

        1-Môi trường chi tiết 3D (Part document): Xây dựng mô hình không gian 3 chiều (3D) của vật thể, chi tiết cần thiết kế. Tên file trong môi trường này có phần mở rộng là *.ipt.

            Ghi chú: ipt - Viết tắt cho cụm từ “Inventor Part”.

        2-Môi trường lắp ghép chi tiết 3D (Assembly document): Xây dựng các cụm lắp ghép từ các mô hình 3D (bao gồm cả các bản lắp ghép khác) đã được xây dựng. Tên file trong môi trường này có phần mở rộng là *.iam.

            Ghi chú: iam - Viết tắt cho cụm từ “Inventor Assembly”.
        3-Môi trường bản vẽ chế tạo 2D (Drawing document): Thiết lập các bản vẽ 2 chiều (2D) để mô tả chi tiết, cụm chi tiết phù hợp các tiêu chuẩn chế tạo cơ khí. Tên file trong môi trường này có phần mở rộng là *.idw.

            Ghi chú: idw - Viết tắt cho cụm từ “Inventor Drawing”.

        4-Môi trường trình chiếu (Presentation document): Giúp biểu diễn, mô tả chế độ lắp ráp, tương quan các chi tiết trong cụm chi tiết. Tên file trong môi trường này có phần mở rộng là *.ipn.

            Ghi chú: ipn - Viết tắt cho cụm từ “Inventor Presentation”.
       5-Môi trường khuôn mẫu (Mold document): Xây dựng các mô hình khuôn mẫu dùng trong lĩnh vực đúc.

        Tham khảoTổng quan phần mềm Autodesk Inventor


Máy tiện 1K62

 Máy tiện 1K62